CẢM LẠNH HAY CẢM CÚM ? PHÂN BIỆT ĐỂ CHĂM BÉ ĐÚNG CÁCH
Cảm lạnh và cảm cúm là hai bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt khi thời tiết chuyển lạnh. Do có nhiều triệu chứng giống nhau, ba mẹ thường dễ nhầm lẫn giữa hai bệnh này. Vậy làm sao để phân biệt chính xác cảm lạnh và cảm cúm? Hãy cùng Nabizam tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
1.Tổng quan về bệnh cảm cúm
Cảm cúm là một bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ, do virus cúm gây ra. Có ba type virus cúm chính (A, B và C), trong đó type A và B thường gây ra các đợt dịch lớn, còn type C hiếm gặp hơn và thường chỉ gây bệnh nhẹ.
Bệnh lây lan qua đường hô hấp, chủ yếu thông qua các giọt bắn khi trẻ ho, hắt hơi hoặc nói chuyện gần người khác. Thời gian ủ bệnh thường kéo dài từ 1 đến 4 ngày. Các triệu chứng phổ biến bao gồm: sốt cao, mệt mỏi, đau nhức cơ bắp, đau đầu, ho, cảm giác nóng lạnh hoặc rùng mình.
2. Tổng quan về bệnh cảm lạnh ở trẻ nhỏ
Cảm lạnh là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp thường gặp ở trẻ em, nguyên nhân chính do virus gây ra. Các nghiên cứu chỉ ra rằng có hơn 200 loại virus khác nhau có thể gây cảm lạnh, nhưng phổ biến nhất là virus Rhinovirus.
Khi bị cảm lạnh, trẻ thường xuất hiện các triệu chứng như: nghẹt mũi hoặc sổ mũi, đau họng, hắt hơi, ho, mệt mỏi, đau mắt đỏ, và chảy nước mắt. Một số trường hợp còn có thể gặp các biểu hiện ít phổ biến hơn như: buồn nôn, đau đầu, sưng hạch bạch huyết, khàn giọng, và sốt nhẹ.
Để giảm nhẹ triệu chứng cảm lạnh, ba mẹ có thể áp dụng những biện pháp sau:
-
Choo trẻ uống đủ nước để làm dịu cổ họng và giảm nghẹt mũi.
-
Bổ sung thực phẩm giàu kẽm và vitamin C để tăng cường sức đề kháng.
-
Dùng thảo dược như echinacea để hỗ trợ hệ miễn dịch (nếu phù hợp).
-
Sử dụng các loại thuốc như histamine, acetaminophen, hoặc thuốc giảm đau và chống viêm dưới sự tư vấn của bác sĩ.
3. Làm thế nào để phân biệt cảm lạnh và cảm cúm?
Cảm lạnh và cảm cúm có nhiều triệu chứng tương tự nhau, nên việc phân biệt chỉ dựa vào biểu hiện bên ngoài là rất khó. Để xác định chính xác, cần thực hiện các xét nghiệm đặc biệt trong giai đoạn đầu của bệnh.
-
Cảm lạnh: Thường phát triển từ từ trong vài ngày với các triệu chứng nhẹ như sổ mũi, hắt hơi, và ho. Bệnh thường kéo dài khoảng 7 - 10 ngày và sẽ giảm dần. Tuy nhiên, một số triệu chứng như ho có thể kéo dài đến 2 tuần nhưng không gây nguy hiểm nghiêm trọng.
-
Cảm cúm: Khởi phát nhanh và mạnh hơn với các dấu hiệu như sốt cao, đau nhức cơ thể, mệt mỏi, và có thể kèm khó thở. Cảm cúm kéo dài từ 1 - 2 tuần, nhưng trong một số trường hợp, bệnh có thể trở nên nghiêm trọng và gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
4. Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm
Dưới đây là bảng phân biệt cảm lạnh và cảm cúm qua việc nhận biết một số triệu chứng để giúp ba mẹ nhận biết rõ hơn:
Triệu chứng |
Cảm cúm |
Cảm lạnh |
Sốt |
Từ 39 - 40 độ |
Ít gặp hoặc không có |
Đau đầu |
Thường gặp |
Ít gặp |
Đau cơ |
Nặng |
Nhẹ |
Thời gian bệnh |
Có thể lên đến 3 tuần |
Khoảng 7 - 10 ngày |
Mệt mỏi nhiều |
Thường gặp |
Ít gặp |
Nghẹt mũi |
Thường gặp |
Thường gặp |
Hắt hơi |
Đôi khi |
Thường gặp |
Chảy nước mũi |
Thường gặp |
Thường gặp |
Đau họng |
Thường gặp |
Thường gặp |
Ho/Đau ngực |
Nặng, kéo dài |
Nhẹ, ngắn hạn |
Sổ mũi |
Đôi khi |
Thường gặp |
Mắt đỏ, chảy nước mắt |
Đôi khi |
Thường gặp |
Ớn lạnh |
Thường gặp |
Ít gặp |
Chán ăn |
Có thể xảy ra |
Hiếm gặp |
Khó chịu vùng tai |
Đôi khi |
Đôi khi |
Tình trạng khởi phát |
Đột ngột |
Dần dần |
5. Cách phòng ngừa cảm lạnh và cảm cúm ở nhà cho bé
Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý: Một chế độ ăn uống cân bằng, giàu dinh dưỡng sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bé. Mẹ có thể bổ sung các thực phẩm sau:
-
Gừng: Chống viêm hiệu quả, giúp giảm nguy cơ nhiễm bệnh và tăng sức đề kháng.
-
Tỏi: Giàu chất chống viêm, kháng khuẩn, tăng cường khả năng miễn dịch tự nhiên.
-
Sữa chua: Chứa nhiều lợi khuẩn hỗ trợ đường ruột khỏe mạnh, từ đó cải thiện khả năng đề kháng. Ưu tiên sữa chua nguyên chất, ít đường.
-
Rau xanh: Các loại rau như cải xoăn, bông cải xanh, rau bina cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất, giúp cơ thể chống lại bệnh tật.
Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ: Dạy bé rửa tay đúng cách, thường xuyên, đặc biệt sau khi chơi hoặc tiếp xúc với người bệnh. Tránh cho bé chạm tay vào mặt, mắt, mũi để hạn chế nguy cơ lây nhiễm.
Cung cấp đủ nước cho bé: Nước đóng vai trò quan trọng trong việc đào thải độc tố và giữ cho cơ thể khỏe mạnh. Ba mẹ đảm bảo bé uống đủ nước, hoặc bổ sung thêm nước ép trái cây tươi nếu cần.
Tạo môi trường sống thoáng đãng: Đảm bảo không gian sống sạch sẽ, thông thoáng, tránh để bé tiếp xúc với môi trường ẩm thấp hoặc khói bụi, giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh.
Tiêm phòng định kỳ: Đừng quên đưa bé đi tiêm phòng cúm và các loại vaccine cần thiết khác theo lịch để bảo vệ bé khỏi các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Bổ sung Vitamin C: Trong các bữa ăn hằng ngày, việc bổ sung vitamin C là một cách hiệu quả để ngăn ngừa cảm lạnh và cảm cúm, đặc biệt trong thời điểm giao mùa. Vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ nhiễm bệnh. Một số thực phẩm giàu vitamin C mà ba mẹ có thể thêm vào thực đơn của trẻ bao gồm:
-
Cam, quýt, bưởi, chanh: Nguồn cung cấp vitamin C tự nhiên dồi dào.
-
Dâu tây, kiwi, ổi: Các loại trái cây giàu dưỡng chất, phù hợp với khẩu vị trẻ nhỏ.
Nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc: Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường hệ miễn dịch. Khi trẻ được ngủ đủ giấc và đúng giờ, cơ thể sẽ được tái tạo năng lượng và trở nên mạnh mẽ hơn, giúp ngăn ngừa sự tấn công của virus. Ba mẹ nên duy trì lịch ngủ khoa học để trẻ luôn khỏe mạnh trong thời điểm giao mùa.
Vệ sinh tay, mũi và răng miệng cho trẻ: Giữ vệ sinh cá nhân là bước quan trọng để phòng ngừa cảm cúm và cảm lạnh:
-
Rửa tay thường xuyên: Ba mẹ nên dạy bé rửa tay đúng cách sau khi chơi, trước khi ăn, và sau khi đi học.
-
Vệ sinh mũi và răng miệng: Rửa mũi nhẹ nhàng bằng nước muối sinh lý và đánh răng đều đặn giúp làm sạch vi khuẩn.
-
Súc miệng hàng ngày: Dùng nước muối ấm hoặc các sản phẩm súc miệng an toàn để làm dịu cổ họng và ngăn ngừa viêm nhiễm.
Lưu ý: Nếu bé có dấu hiệu bất thường hoặc triệu chứng kéo dài, ba mẹ hãy đưa bé đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và điều trị kịp thời nhé!